Sáng ngày 09/5/2025, tại hội trường tầng 6, VKSND tỉnh Quảng Nam tổ chức Tọa đàm khoa học về “Thực trạng và giải pháp hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Chủ trì và chỉ đạo buổi toạ đàm có các đồng chí Trần Hoài Nam - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Viện trưởng; Nguyễn Ngọc Tỉnh - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Viện trưởng; Nguyễn Thị Kim Hồng; Nguyễn Hữu Khoa - Đảng uỷ viên, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam; tham dự buổi toạ đàm có các đồng chí lãnh đạo Văn phòng, Thanh tra - Khiếu tố, Viện trưởng VKSND các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo và công chức các phòng nghiệp vụ 1, 2, 3,7 VKSND tỉnh Quảng Nam. Buổi toạ đàm cũng được kết nối trực tuyến đến 17 điểm cầu của VKSND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh;

Quang cảnh buổi Toạ đàm. Ảnh: B.Q.Tịnh
Toạ đàm nhằm đánh giá đúng thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung trong ngành Kiểm sát tỉnh Quảng Nam, đề ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, đồng thời trao đổi những kinh nghiệm, giải pháp để hạn chế thấp nhất các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung. Qua đó nâng cao nhận thức, trình độ năng lực, kiến thức nghiệp vụ và pháp luật cho đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên làm công tác giải quyết án hình sự để vận dụng vào giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo đúng pháp luật, không xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Đồng chí Trần Hoài Nam – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam phát biểu chỉ đạo. Ảnh: B.Q.Tịnh
Tại buổi Toạ đàm, sau khi nghe đồng chí Huỳnh Đức Nhân - Trưởng Phòng 1 báo cáo tình hình trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong năm 2024, phát biểu tham luận của các đơn vị. Các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam đã đánh giá, chỉ ra nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra án trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết vụ án hình sự nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Trần Hoài Nam - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam đã đánh giá cao báo cáo đề dẫn, các ý kiến phát biểu của các đồng chí Phó Viện trưởng, Trưởng các phòng nghiệp vụ VKS tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp huyện trong việc thẳng thắn phân tích nguyên nhân, trách nhiệm trong việc để xảy ra án trả hồ sơ điều tra bổ sung, đề ra nhiều giải pháp để hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng .

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tỉnh - PVT phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: B.Q.Tịnh

Đồng chí Nguyễn Hữu Khoa - PVT phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: B.Q.Tịnh

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Hồng - PVT phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: B.Q.Tịnh
Phát biểu kết luận buổi toạ đàm, đồng chí Nguyễn Ngọc Tỉnh – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Viện trưởng và các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam. Đồng thời yêu cầu các đơn vị VKSND hai cấp tỉnh Quảng Nam cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. Đối với những nguồn tin phức tạp, giữa chứng cứ buộc tội và gỡ tội không rõ ràng thì Kiểm sát viên tham gia lấy lời khai để làm rõ những mâu thuẫn trước khi phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ do Điều tra viên đã thu thập, phối hợp với Điều tra viên để điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh ngay trong giai đoạn điều tra; ban hành yêu cầu điều tra cụ thể, đúng trọng tâm. Trước khi kết thúc điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải phối hợp với Điều tra viên để hệ thống, đánh giá các chứng cứ, tài liệu đã thu thập, nếu phát hiện còn thiếu chứng cứ, vi phạm thủ tục tố tụng hoặc bỏ lọt tội phạm, người phạm tội thì phải bổ sung, khắc phục ngay trong giai đoạn điều tra.
- Đối với những vụ án phức tạp, những vụ án được dư luận xã hội quan tâm, Lãnh đạo đơn vị cần chủ động bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế để đảm nhận công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết. Hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, không để xảy ra việc Viện kiểm sát truy tố Tòa án tuyên không phạm tội.
- Lãnh đạo Viện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng; yêu cầu các phòng nghiệp vụ quản lý chặt chẽ số liệu, lý do trả hồ sơ để điều tra bổ sung của các Kiểm sát viên. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ, đặc biệt với những vụ án phức tạp hoặc có dấu hiệu bị trả hồ sơ nhiều lần. Gắn trách nhiệm của Kiểm sát viên với kết quả cuối cùng của vụ án để tránh tình trạng “truy tố cho xong”, xem việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực công tác, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và đơn vị.
- Phối hợp hiệu quả với Cơ quan điều tra và Tòa án, chủ động trao đổi, thống nhất quan điểm xử lý, tránh tình trạng thiếu nhất quán hoặc mâu thuẫn trong nhận định, dẫn đến trả hồ sơ không cần thiết, cụ thể: đối với các vụ án phức tạp, khó khăn thì cần thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành, tổ chức họp liên ngành để có phương hướng giải quyết kịp thời và đúng đắn trước khi kết thúc điều tra vụ án. Trong giai đoạn xét xử, cần phối hợp với Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa để trao đổi ý kiến, kịp thời bổ sung, khắc phục những thiếu sót, nắm chắc hồ sơ, bảo vệ vững quan điểm truy tố, phối hợp với Hội đồng xét xử trong việc xử lý tình huống tại phiên tòa. Trường hợp quan điểm không thống nhất thì báo cáo lãnh đạo hai ngành xem xét quyết định hoặc thỉnh thị đối với các ngành cấp trên, hạn chế việc Tòa án trả hồ sơ chỉ vì lý do an toàn.
- Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra tiến độ giải quyết vụ án hình sự và cải tiến phương pháp làm việc; xác định chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác số hóa hồ sơ, trình chiếu chứng cứ tại phiên toà, báo cáo án bằng sơ đồ, trình chiếu sơ đồ hóa là nhiệm vụ quan trọng và cần đẩy mạnh thực hiện.
- Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, cán bộ được phân công giải quyết án phải thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn của VKSND tối cao, TAND tối cao; tự nghiên cứu, học tập các chuyên đề chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra, kiểm sát điều tra nhằm tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức, ý thức trách nhiệm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, trong quá trình sáp nhập tỉnh và thành lập Viện kiểm sát khu vực sắp tới, Kiểm sát viên cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong điều kiện mới, phát huy tính chủ động, thích ứng nhanh với mô hình mới để triển khai công việc không bị gián đoạn khi thực hiện sáp nhập./.
- Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. Đối với những nguồn tin phức tạp, giữa chứng cứ buộc tội và gỡ tội không rõ ràng thì Kiểm sát viên tham gia lấy lời khai để làm rõ những mâu thuẫn trước khi phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ do Điều tra viên đã thu thập, phối hợp với Điều tra viên để điều tra làm rõ những vấn đề cần chứng minh ngay trong giai đoạn điều tra; ban hành yêu cầu điều tra cụ thể, đúng trọng tâm. Trước khi kết thúc điều tra vụ án, Kiểm sát viên phải phối hợp với Điều tra viên để hệ thống, đánh giá các chứng cứ, tài liệu đã thu thập, nếu phát hiện còn thiếu chứng cứ, vi phạm thủ tục tố tụng hoặc bỏ lọt tội phạm, người phạm tội thì phải bổ sung, khắc phục ngay trong giai đoạn điều tra.
- Đối với những vụ án phức tạp, những vụ án được dư luận xã hội quan tâm, Lãnh đạo đơn vị cần chủ động bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế để đảm nhận công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết. Hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, không để xảy ra việc Viện kiểm sát truy tố Tòa án tuyên không phạm tội.
- Lãnh đạo Viện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng; yêu cầu các phòng nghiệp vụ quản lý chặt chẽ số liệu, lý do trả hồ sơ để điều tra bổ sung của các Kiểm sát viên. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ, đặc biệt với những vụ án phức tạp hoặc có dấu hiệu bị trả hồ sơ nhiều lần. Gắn trách nhiệm của Kiểm sát viên với kết quả cuối cùng của vụ án để tránh tình trạng “truy tố cho xong”, xem việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực công tác, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và đơn vị.
- Phối hợp hiệu quả với Cơ quan điều tra và Tòa án, chủ động trao đổi, thống nhất quan điểm xử lý, tránh tình trạng thiếu nhất quán hoặc mâu thuẫn trong nhận định, dẫn đến trả hồ sơ không cần thiết, cụ thể: đối với các vụ án phức tạp, khó khăn thì cần thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành, tổ chức họp liên ngành để có phương hướng giải quyết kịp thời và đúng đắn trước khi kết thúc điều tra vụ án. Trong giai đoạn xét xử, cần phối hợp với Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa để trao đổi ý kiến, kịp thời bổ sung, khắc phục những thiếu sót, nắm chắc hồ sơ, bảo vệ vững quan điểm truy tố, phối hợp với Hội đồng xét xử trong việc xử lý tình huống tại phiên tòa. Trường hợp quan điểm không thống nhất thì báo cáo lãnh đạo hai ngành xem xét quyết định hoặc thỉnh thị đối với các ngành cấp trên, hạn chế việc Tòa án trả hồ sơ chỉ vì lý do an toàn.
- Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra tiến độ giải quyết vụ án hình sự và cải tiến phương pháp làm việc; xác định chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác số hóa hồ sơ, trình chiếu chứng cứ tại phiên toà, báo cáo án bằng sơ đồ, trình chiếu sơ đồ hóa là nhiệm vụ quan trọng và cần đẩy mạnh thực hiện.
- Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, cán bộ được phân công giải quyết án phải thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn của VKSND tối cao, TAND tối cao; tự nghiên cứu, học tập các chuyên đề chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra, kiểm sát điều tra nhằm tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức, ý thức trách nhiệm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, trong quá trình sáp nhập tỉnh và thành lập Viện kiểm sát khu vực sắp tới, Kiểm sát viên cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong điều kiện mới, phát huy tính chủ động, thích ứng nhanh với mô hình mới để triển khai công việc không bị gián đoạn khi thực hiện sáp nhập./.
Một số hình ảnh tại buổi Toạ đàm





Phòng 1 VKSND tỉnh Quảng Nam