Một số điểm mới của Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tốQuy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao (gọi tắt là Quy chế 111) đã tích hợp nội dung 03 Quy chế nghiệp vụ do Viện trưởng VKSND tối cao ban hành, đó là: Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (gọi tắt là Quy chế 03); Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ngày 02/5/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qua nghiên cứu Quy chế 111 nhận thấy có một số điểm mới so với Quy chế 03. Phòng 1, VKSND tỉnh Quảng Nam tổng hợp và nêu ra để các đồng nghiệp tham khảo. Thứ nhất: Tại Điều 3 Quy chế 111 đã quy định mục đích công tác mà Quy chế 03 không quy định, cụ thể: “1. Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội đều phải được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. 2. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật. 3. Việc khởi tố, điều tra, truy tố phải kịp thời, khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố phải được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh” Thứ hai: Tại Khoản 1 Điều 4 Quy chế 111 đã đưa thêm từ ngữ sử dụng trong Quy chế là “Viện kiểm sát” gồm Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự. Thứ ba: Tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế 111 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải ra quyết định phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án, vụ việc. Tùy theo tính chất của vụ án, vụ việc, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có thể phân công một hoặc nhiều Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cùng giải quyết vụ án, vụ việc. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành tố tụng đối với vụ án, vụ việc thì Viện trưởng Viện kiểm sát có văn bản thông báo gửi cho Cơ quan có thẩm quyền điều tra”. Điều 6Quy chế 03 không quy định. Thứ tư: Điểm b, Khoản 3, Điều 21 Quy chế 111 quy định: “Trường hợp chưa hết thời hạn gia hạn tạm giữ mà Cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xét thấy không cần thiết tạm giữ thì căn cứ khoản 2 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra có văn bản đề nghị Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ; nếu cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra thực hiện, nếu Cơ quan có thẩm quyền điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát thực hiện”. Điều 21Quy chế 03 không quy định. Thứ năm: Điều 37 Quy chế 111 quy định: “Nếu phát hiện người định giá tài sản thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 69 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu cơ quan yêu cầu định giá tài sản thay đổi người định giá tài sản” (Khoản 2); “Nếu thấy cần làm sáng tỏ nội dung kết luận định giá thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra để yêu cầu Hội đồng định giá tài sản giải thích kết luận định giá, hỏi thêm về những tình tiết cần thiết theo quy định tại Điều 221 Bộ luật Tố tụng hình sự” (Khoản 3). Điều 33Quy chế 03 không quy định. Thứ sáu: Tại Khoản 1 Điều 44 Quy chế 111 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan, Kiểm sát viên được phân công phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hình sự để xem xét, xử lý như sau:…”. Điều 12Quy chế 03 không quy định. Thứ bảy: Khoản 1 Điều 47 Quy chế 111 quy định: “Trường hợp thấy có những vấn đề cần điều tra mà Điều tra viên chưa thực hiện thì Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra” và “Đối với vụ án thuộc trường hợp phạm tội quả tang, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng thì không cần thiết phải đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản”. Điều 26Quy chế 03 không quy định. Thứ tám: Về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ủy thác điều tra, Điều 55 Quy chế 111 quy định: “Khi nhận được quyết định ủy thác điều tra mà xét thấy hoạt động điều tra được ủy thác phức tạp, kéo dài, Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác phải phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được ủy thác. Khi kết thúc hoạt động điều tra được ủy thác thì Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan điều tra được ủy thác phải chuyển ngay kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát việc ủy thác điều tra cho Viện kiểm sát đã ủy thác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra”. Quy chế 03 không quy định. Thứ chín: Điều 58 Quy chế 111 đã rút ngắn thời gian Viện kiểm sát cấp dưới gửi văn bản đề nghị gia hạn, kèm theo hồ sơ vụ án để gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn thời hạn tạm giam đến Viện kiểm sát cấp trên trước khi hết thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam ít nhất 10 ngày (thời hạn này tính từ ngày Viện kiểm sát cấp trên nhận được văn bản đề nghị gia hạn và hồ sơ vụ án). Điều 36 Quy chế 03 quy định 15 ngày. Thứ mười: Về việc chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền; việc phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm tại Khoản 2 Điều 72 Quy chế 111 quy định cụ thể, rõ ràng hơn Khoản 2 Điều 49 Quy chế 03, bằng việc bỏ cụm từ “Quy chế này” thay bằng cụm từ “…Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định số 314/QĐ-VKSTC ngày 05/7/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao …”./. Ngoài ra, tại phụ lục B ban hành kèm theo Quy chế 111, đã ban hành 17 mẫu báo cáo đề xuất, báo cáo tiến độ, biên bản, kế hoạch công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố, tạo điều kiện thuận lợi cho Kiểm sát viên trong quá trình tác nghiệp đồng thời tạo sự thống nhất chung trong toàn ngành Kiểm sát./. Phòng 1 VKSND tỉnh Quảng Nam |
- Vướng mắc trong việc xử lý vật chứng là pháo nổ
- Viện kiểm sát cần thiết phải có Phòng Giám định kỹ thuật hình sự
- Bàn về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi vụ án đang tạm đình chỉ
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC có phù hợp với quy định của pháp luật?
- Khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng xét miễn án phí theo quy định của pháp luật
- Đặc điểm pháp lý của tội phạm lừa đảo trong kinh doanh đa cấp
- Áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự: Góc nhìn từ thực tiễn của Kiểm sát viên
- Quyền của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
- Bàn về hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”
- Bất cập trong việc áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo khi xóa án tích theo Công văn số 64/TANDTC-PC
- Một số vướng mắc trong việc tách vụ án trong giai đoạn truy tố
- Bàn về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công chứng, chứng thực
- Bàn về thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
- Bàn về vấn đề chuyển hóa tội danh từ “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” sang “Giết người”
- Bàn về kiểm sát thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự
- Nắm chắc phạm vi, nội dung kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
- Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự năm 2019 và một số dạng án bị hủy, sửa có lỗi chủ quan của các Cơ quan tiến hành tố tụng
- Bàn về các quy định mới trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 BLHS
- Ai phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án ly hôn có yêu cầu chia tài sản chung?